Nhà khoa học và kĩ sư. Liên hệ tới nền giáo dục

Nhân dịp nghe GS. Lee nói về sự khác nhau giữa kĩ sư (engineer) và nhà khoa học (scientist), tôi thấy có nhiều cái hay và nhiều cái liên hệ tới giáo dục.

Theo GS, nhà khoa học làm vì tò mò, họ làm những điều rất căn bản. Kĩ sư làm để giải quyết một vấn đề cụ thể. Có một nhà thuần khoa học, tức là thuần tuý tò mò mà làm, nhưng không có thuần kỹ sư, vì kỹ sư, vì định nghĩa đầy đủ là giải quyết một vấn đề thực tế bằng phương pháp khoa học. Trong kỹ sư luôn có một phần của nhà khoa học. Nhưng điều giáo sư muốn nhấn mạnh là, trong các trường đại học, người ta đào tạo kỹ sư chứ không phải nhà khoa học. Các bộ môn trong các trường đại học đều lấy tên là mechnical engineering, electrical engineering. Ngay cả có làm tiến sĩ, thì tư duy trong đó vẫn là kỹ sư, vì điều đầu tiên người ta hỏi sẽ là mục đích của anh để giải quyết vấn đề gì.Có nghĩa là mục đích cuối cùng là sử dụng khoa học để giải quyết vấn đề thực tế. Mấu chốt ở đây là như vậy.

Nhìn lại quá trình học tập của học sinh, sinh viên nước ta, ta thấy rằng ta được dạy theo con đường khoa học, tức là học sinh được dạy những thứ sâu xa, siêu đẳng. Học sinh ganh đua nhau để học những thứ là sản phẩm của sự tò mò mà thôi. Học sinh không được dạy giải quyết các vấn đề thực tế. Ngay cả khi vào trường đại học, nhiều khi sinh viên vẫn chưa tiếp cận được để trở thành một kĩ sư, mà có tiếp cận được thì đại học cũng là quá muộn rồi. Điều này quá khác biệt với nhiều nước phát triển, khi nền giáo dục của họ có cách dạy và học hoàn toàn khác.

Đây là những gì quan sát thấy, có lẽ nhiều người biết. Nhưng giải quyết thế nào thì cũng chịu, mà có biết thì chắc cũng bó tay.
                           

No comments:

Post a Comment