Tóm tắt sách
Cuốn sách mở đầu bằng một ví dụ nói lên suy nghĩ của trẻ thơ rằng cứ lại nhà băng là rút được tiền, rồi tác giả luận rằng người lớn cũng có suy nghĩ như vậy. Cứ đọc sách là có thể thay đổi tâm hồn, tài năng mà không cần tu luyện. Nghĩ thế nên đọc xong không thấy kết quả thì sinh ra chán nản.
Ta cần hiểu rằng sách là cẩm nang chứ không phải bửu bối. Sách vạch ra cho chúng ta con đường đi và phép tu thân. Muốn thay đổi đời ta thì tự ta, ta phải làm lấy, nghĩa là chính ta phải có nghị lực và kiên nhẫn thực hành lời trong sách chứ đọc suông thì hoàn toàn vô ích.
Thường cứ 10 hay 20 người thì có một người thành công. Để nhoi lên trong số đó, hễ ta muốn là được. Tất nhiên, phải biết cách muốn. Cuốn sách này chỉ cho chúng ta cách muốn.
Phần thứ nhất: Sự thành công và nghị lực
“Không có sự may mắn nào trung thành và chắc chắn hơn một nghị lực bất biến”
Juliette Boutonier
Sự thành công
Thế nào là thành công? Thành công là sử dụng phương tiện lương thiện mà đạt được mục đích của mình. Mục đích có thể to lớn hay nhỏ nhoi tùy chí hướng của mỗi người, nhưng mục đích có là gì thì nó cũng không ti tiện.
Nghịch cảnh giúp ta thành công. Rất nhiều danh nhân thành công trong nghịch cảnh, thậm chí nhờ nghịch cảnh ấy mà thành công. Trong nghịch cảnh, con người mới bị kích thích mà tìm lối thoát, mới đủ nghị lực mà đi hết con đường. Và có nghèo người ta mới dám liều vì không còn gì để mất. Không ai cầu nghịch cảnh, nhưng nghịch cảnh tới người có chí khí mỉm cười ngâm câu thơ của Nguyễn Công Trứ:
Muốn đại thụ hãy gìm cho lúng túng
Nghị lực là gì
Nghị lực là gì? Là có chí hướng và đủ năng lực thắng mọi trở ngại để đạt chí hướng ấy. Nghị lực gồm ba năng lực
- Suy nghĩ
- Quyết định
- Hành động
Có sáng kiến là biết tự vạch con đường để đi, không theo ý chí của ai. Sáng kiến chỉ cần đủ để tự kiếm giải pháp cho những công việc hàng ngày. Thiếu sáng kiến thì tuyệt nhiên không được, ta sẽ chỉ như bù nhìn được người khác giật dây.
Quyết định phải nhanh để hành động cho kịp thời, không bỏ lỡ cơ hội. Cũng phải sáng suốt để sau này không thay đổi quyết định. Đức quyết đoán là quan trọng nhất trong nghị lực.
Giai đoạn quan trọng nhất là thực hành, và muốn thực hành thì phải bền chí hoạt động, gặp trở ngại gì cũng rán san phẳng cho được. Tránh các cám dỗ và bản tính thích an nhàn, dật lạc của loài người.
Xong 3 tính ấy cũng nên vừa phải, quá mức thì lại có hại cho nghị lực. Sáng kiến quá sinh ra mơ mộng. Quyết đoán quá sinh nông nổi. Bền gan quá có khi sinh bướng bỉnh và bảo thủ.
Có ai thiếu hẳn nghị lực không
Nhiều người tin rằng nghị lực là năng lực trời cho. Thực chất, nghị lực gồm ba năng lực mà ai cũng có. Mỗi ngày ta đều phải dùng để quyết định những điều lớn nhỏ. Không một người nào sinh ra thiếu nghị lực, chỉ có những người có bệnh về nghị lực thôi.
Những bệnh về nghị lực
Bệnh về sáng kiến:
- Người không có sáng kiến, nhu nhược, không biết phải làm gì. Cứ nhất nhất theo sự sắp đặt của người khác.
- Người có quá nhiều sáng kiến, luôn trái với người khác.
- Không biết mình muốn gì, vì không muốn gì hết.
Bệnh về quyết định
- Không chịu quyết định, để người khác thúc giục thì mới làm. Lúc thi mới học, dự án cuối deadline mới làm. Kiểu đó kết thúc công việc rồi tất liệng sách vở, giấy tờ đi liền.
- Thay đổi quyết định thất thường: Do quyết định vội quá, nhưng thường là không cso chí theo tới cùng.
Bệng về hoạt động
- Người mê lý tưởng: Không làm việc gì hết vì không thấy có việc gì đáng làm. Cứ phải chờ điều kiện này, điều kiện nọ rồi mới làm. Loại người này có thể thông minh nhưng bất lực và vô ích cho xã hội.
- Lý luận chu đáo quá tới mức không muốn hoạt động. Cái gì cũng thấy thất bại, cũng sợ rủi ro. Là loại người lý sự. Tệ nhất là không làm nhưng lại đi châm biếm người khác, dội nước lạnh vào lòng hăng hái của người khác.
- Quá hăng hái, không biết do dự. Họ thành ra độc tài, mù quáng và bảo thủ.
Phần thứ hai: Rèn nghị lực, chính tình cảm dẫn đạo thế giới
Lý trí và tình cảm
Lý trí có vai trò quan trọng giúp ta xét xem thế là là cân bằng trong mọi hoàn cảnh, giúp ta không bi quan cũng không chủ quan. Chọn được bước đi, công việc phù hợp. Công việc mới khó khăn ta không bỏ, công việc mới chớm thành công ta không quá tin mà vội khuyếch trương. Móng chưa chắc đã xây tường.
Lợi dụng tình cảm có ích cho nghị lực
Biết chưa đủ, còn phải muốn, muốn một cách mãnh liệt nữa. Đó là tình cảm, nó mạnh hơn và luôn chiến thắng lí trí. Hãy lợi dụng lòng ham lợi, ham danh và tình yêu để hoạt động được hăng hái, bền bỉ.
Trong đó ham lợi ít cao thượng hơn ham danh, và ham danh ít cao thượng hơn tình yêu.
Chẳng yêu được cái chân, cái mỹ, cái thiện thì cứ nghĩ tới cái lợi, cái danh. Miễn sao hành động không có gì đê mạt.
Đàn áp tình cảm có hại cho nghị lực
- Diệt tình cảm có hại như: Lòng ham vui, tính làm biếng, sợ gắng sức, sợ kỉ luật. Thử nghĩ nếu để thị dục thắng một lần, nó sẽ thắng mãi. Thử nghĩ tới những người ham chơi, biếng nhác, bạn sẽ khing và không muốn là họ nữa.
- Dùng tự kỉ ám thị: Mỗi ngày, trong lúc vắng, lặp lại câu này:
“ Tôi có nghị lực, không sợ khó nhọc, theo đuổi mục đích tới cùng và sẽ thành công"
- Lợi dụng tình cảm có hại: Con người vốn lười. Hãy tạo ra dụng cụ hay sắp xếp ngăn nắp để chúng ta được lười.
Đức tự chủ
Tình cảm quá mạnh, say mê quá lớn dễ làm ta nhầm lẫn, bởi vậy phải biết tự chủ. Để rèn được nghị lực thì cần phải làm chủ được cảm xúc. Hãy ráng bình tĩnh khi gặp cảm xúc mạnh. Thở đều nén giận, sau đó thấy cần trả lời mới trả lời với lí lẽ xác đáng. Đức bình tĩnh là cần thiết cho nghị lực, nhưng không nên thái quá sẽ làm ta lạnh đạm, lạnh lùng.
Người không mục đích như thuyền không lái
Phần này bàn phương pháp rèn nghị lực
Phần đông thanh niên ra trường không biết mình muốn cái gì
Không muốn thì không bao giờ được cái gì cả. Biết muốn là bước quan trọng nhất để thành công.
Học sinh đều để cho nhà trường và số phận định đoạt cho mình cả. Ra trường, họ không được dẫn dắt từng bước nữa sinh ra bỡ ngỡ, ngay như quan trọng nhất là chọn nghề, họ cũng không có ý kiến gì hết. Trường học không dạy họ cách muốn. Thanh niên như con tàu không bánh lái, gió nước đẩy đi đâu thì đi đó, không mong gì tới bến.
Ta muốn cái gì?
Muốn thành công, phải vạch ra cho đời một mục đích, càng sớm càng tốt. Mục đích nào tuỳ bạn nhưng nó phải thiết thực, đừng muốn quá nhiều thứ.
Trong cuộc sống, trước khi làm gì, ta hãy tự hỏi “Ta muốn cái gì đây?”
Phải muốn cách nào
Không phải cứ muốn là được. Muốn những gì sức ta có thể thì mới được.
Chia công việc thành từng phần, từng giai đoạn nhỏ để thực hiện. Giai đoạn nhỏ lại chia thành nhỏ hơn, để ta chỉ nhìn thấy mục đích mỗi tuần thôi, rồi có thể hoàn thành mà không mệt mỏi.
Nếu bạn chưa vạch được mục đích cho đời mình thì tuần này hãy vạch ra đi. Rồi xét xem nó có hợp không và có khả thi không. Có mục đích rồi hãy vach ngay ra kế hoạch, bao nhiêu năm, mỗi tháng làm gì.
No comments:
Post a Comment